Các loại hải sản ở Tuy Phong
Ở xã Bình Thạnh, đánh bắt cá là nghề phát triển mạnh thứ 2 chỉ sau du lịch. Nhờ Mũi La Gàn chia cắt nên bao quanh toàn bộ hai bên bề mặt đất liền là biển (một bên là làng chài – nơi neo đậu ghe thuyền của ngư dân, một bên giáp với bãi sỏi bảy màu). Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy làm cho một số loài hải sản ở đây phát triển phong phú, đa dạng và nhiều chủng loại:
ngư dân trúng mùa cá cơm |
Cá cơm
Một loại cá có kích thước nhỏ, con to nhất chỉ bằng ngón trỏ thôi nhưng số lượng thì nhiều vô kể. Cá cơm sống theo bầy chủ yếu tập trung vào gần bờ tạo thành từng mé lớn, mé nhỏ bơi đồng đều nhau. Mùa cá nổi nhiều nhất là những ngày hè tháng 7. Cá cơm tuy nhỏ nhưng là một trong những loại đặc sản thế mạnh nhất của vùng này.
Cá Cơm phơi khô chiên xù hoặc chiên trứng thì ngon xỉu! |
Cá có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn: cá cơm kho với trứng, cá cơm chiên, làm nước mắm, có 2 hiệu nước mắm nổi tiếng là nước mắm Thu Hương và Ngọc Vân. Đặc biệt cá đem phơi khô ngoài nắng rồi đem chiên với trứng vịt thêm gia vị ăn kèm với cơm trắng thì xác định hết xoong.
Con ruốc
Thuộc loài tôm cũng tập trung số lượng nhiều như
cá cơm. Nhớ những ngày ruốc nổi, ruốc nhiều đến nổi mà bỏ chân đất đi tắm biển
giẫm phải chúng nó rất vui chân.
Ruốc mới lên bờ có thể đem chiên xù với trứng ăn với cơm rất ngon. Nhưng chủ yếu được đem phơi khô rồi làm mắm ruốc – một món ăn đặc trưng của vùng này (ăn với bánh tráng chín, hoặc chế biến món bánh tráng cuốn nướng mà mình đã giới thiệu ở bài “ẩm thực”. Hình thức đánh lưới cũng giống như đánh cá cơm.
Sò điệp
Sống ở độ sâu hơn 10 mét, bám trên những rạng đá lớn, hoặc đùng dưới cát.
Sò không được đánh bắt bằng lưới giống các loài khác mà được ngư dân lặn từng
con ở ngoài biển khơi nhưng giá mua thì không đắt. Ăn sò này chủ yếu là cồi, có
thể ram mặn hoặc đem luộc chấm mắm cá cơm ăn dã tại chỗ, hoặc nướng kèm với mỡ
hành chấm muối tiêu, rau râm, đặc biệt phải có thùng bia rồi cả nhà quây quần
bên bếp lửa vừa ăn vừa nướng. Món sò nướng mỡ hành được bày bán nhiều trên khu
du lịch nhằm tạo mùi hương lan tỏa làm người đi dạo cảm thấy đói bụng.
Tham khảo: hải sản vùng đất Tuy Phong phần 2
Sò Điệp, càng Cúm Núm |
Cua đá
Tập trung nhiều tại bãi gành làng và thường đi kiếm ăn vào buổi tối. Để bắt được chúng phải có bao tay và các dụng cụ hỗ trợ khác như cây gắp, đũa sắt.
Mực Lá, loại này phơi khô hoặc đem nướng sa tế là ngon nhức nách |
Mực lá
Loại mực này thường sống ở biển khơi. Có 2 hình thức
đánh bắt là đi câu hoặc bỏ bống, nhưng bỏ bống là chủ yếu. Nghe tên thôi là
cũng đủ muốn ăn vì giá của loại mực này thì không rẻ đối với khách du lịch,
nhưng nhờ dân địa phương mua giùm thì có lẽ sẽ khác. Mực có thể được chế biến
thành nhiều món ăn ngon như luộc, nướng tươi, xào, ướp sa tế nướng hoặc bạn đã
từng nghe đến món mực 1 nắng? Nếu đam mê trải nghiệm và có chút sức khỏe, đặc
biệt là không bị say sóng thì bạn sẽ được ra khơi đánh bắt cùng ngư dân, xem và
học cách mà ngư dân đánh bống mực đảm bảo sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ trog đời
khi đi du lịch ở đây.
Mua bán mực |
Ốc Quắn
Một loại ốc nhỏ thường bám rất nhiều ở những tảng
đá gành vào những ngày nước cạn. Tuy dễ bắt nhưng để có một rổ ốc ngon bạn phải
bỏ công sức ra ngồi lựa những con kích thước đủ lớn để lấy kim lể cho dễ. Ốc
tuy nhỏ nhưng thịt ăn rất ngon, ngọt ngọt, mặn mặn, thường ăn kèm với chén nước
mắm đâm. Có lẽ về nơi này thì việc lể ốc Quắn là một trong những hình thức thư
giản tốt nhất.
Và một số loại cá, tuy số lượng không nhiều như những loài hải
sản kể trên nhưng chắc chắn khi có cơ hội trải nghiệm tại nhà dân bạn sẽ được
thưởng thức một trong số chúng vì các loại cá này chỉ xuất hiện theo mùa mà
thôi.
Hieu Nguyen