Vì sao ngày từ ngày 14 - 16 tháng 9 âm lịch hằng năm lượng khách ở khu du lịch chùa Cổ Thạch và Dinh Thầy Thím tăng đột biến?
Câu trả lời ở cuối bài viết nhé mọi người.
Biển Cổ Thạch nằm ở đâu?
Như mọi người cũng đã biết thì Cổ Thạch là khu du lịch tâm linh và nổi tiếng từ lâu đời nằm tọa lạc tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 90km. Nơi đây còn được mệnh danh là "viên ngọc ẩn mình" của Bình Thuận bởi vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng và độc đáo.
Xem thêm về du lịch Cổ Thạch tại đây
Biển Cổ Thạch cách Dinh Thầy Thím 150km.
Giới thiệu về Dinh Thầy Thím ở Bình Thuận
Dinh Thầy Thím là một di tích lịch sử văn hóa tâm linh nổi tiếng tọa lạc tại xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. Dinh được xây dựng để thờ phụng vợ chồng Thầy Thím - những người có công khai khẩn đất hoang, giúp đỡ người dân địa phương trong cuộc sống và được dân chúng tôn kính.
Sự tích về dinh Thầy Thím
Theo truyền thuyết: Ngày xưa ở Quảng Nam, có một đạo sĩ võ thuật hơn người và giàu lòng nhân ái, thường có những nghĩa cử cao đẹp nên được dân làng rất mến mộ. Một ngày nọ người bị nhà Vua xét xử oan ức nên đạo sĩ và vợ quyết định phiêu bạt vào phương Nam lánh nạn.
Tại Làng quê Thầy Thím đang ở lúc bấy giờ nhiều năm liền bị hạn hán, mất mùa, đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực, cơm không đủ ăn, nước không đủ uống. Động lòng trước nỗi khổ của dân, Thầy lập đàn khấn vái. Trời đang mây xanh thì bỗng chuyển sấm ầm ầm, mưa như trút nước, cây cỏ xanh tươi lại.
Từ đó, Thầy nổi danh là một đạo sĩ có tài đi đâu ai ai cũng biết.
Một ngày mùa thu, được tin Thầy Thím qua đời, dân làng loan buồn báo tin, vội vã vào đến nơi thì thấy hai ngôi mộ bằng cát trắng phau được thú rừng vun đắp thành mộ ở gần nơi Thầy Thím đang ở.
Hằng năm, cứ đến mùng 5 tháng giêng âm lịch, người ta thấy có đôi Bạch Hổ – Hắc Hổ thường xuyên về tảo mộ, và nằm canh gác cho ngôi mộ.
Kiến trúc
Dinh Thầy Thím có kiến trúc như một ngôi đình làng Nam Bộ truyền thống, bao gồm các hạng mục chính như:
Cổng Tam Quan: Là cổng chính ra vào Dinh, được xây dựng theo kiểu tứ trụ, ba tầng mái cong vút. Trên mái cổng được trang trí nhiều hình tượng rồng phượng, hoa văn tinh xảo.
Võ Ca: Là nơi diễn ra các nghi thức lễ hội và hoạt động văn hóa cộng đồng.
Chính điện: Nơi đặt tượng thờ Thầy Thím và các vị thần linh khác. Chính điện được bài trí trang nghiêm, với nhiều đồ lễ và hoa tươi.
Nhà thờ Tiền hiền: Nơi thờ cúng những người có công khai khẩn đất lập làng.
Nhà thờ Hậu hiền: Nơi thờ cúng những người có công lao trong việc trùng tu và bảo vệ Dinh.
Miếu Ông Hổ: Nơi thờ cúng Ông Hổ - vị thần được xem là biểu tượng cho sức mạnh và sự uy linh.
Miếu Thành Hoàng: Nơi thờ cúng vị thần cai quản vùng đất địa phương.
Lý do Cổ Thạch đông khách vào 14 - 16/9 âm lịch?
Là vì hằng năm, vào ngày mùng 5 tháng giêng âm lịch (lễ tảo mộ) và các ngày từ 14 đến 16 tháng 9 âm lịch (lễ tế thu hay còn gọi là ngày vía Thầy Thím) rất đông người dân địa phương và du khách đến Dinh để cầu sức khỏe, hạnh phúc gia đình và công việc làm ăn của mình được thuận lợi...
Sau khi viếng dinh Thầy Thím xong thì mọi người thường lựa chọn Cổ Thạch là điểm đến cuối của hành trình để tắm biển, viếng chùa, nghỉ ngơi thư giản sau 1 chuyến đi dài.
Hieu Nguyen