Ở phần 1 mình đã trình bày cách làm thế nào để giải quyết những vấn đề trong nội tâm suy nghĩ như: Khi mệt mỏi mình sẽ làm gì, khi vui sẽ thế nào, cách đồi diện với sợ hãi, nỗi sợ của bản thân, hay cảm giác hưng phấn quá đà.
Tiếp tục bài viết thì nay mình sẽ nêu rõ cách để giải quyết những thứ trong nội tâm khiến bạn không thể nào cảm thấy vui vẻ và hài lòng với cuộc sống hiện tại ha. Đi theo mình!
5. Khi suy nghĩ quá nhanh vì thông tin trên mạng quá nhiều làm rối tung đầu óc mình sẽ dẹp điện thoại và đi làm chuyện khác.
Ngày nay nếu để ý kĩ rằng đa phần thời gian của chúng ta đều nằm hết trên mạng, đi đâu cũng thấy người người cúi đầu, nhà nhà cúi đầu chỉ để... Dùng smartphone. Nếu việc dùng điện thoại vào những việc hữu ích như làm việc, viết lách, làm video, kiếm tiền... Thì có thể không có gì để bàn cãi. Nhưng đa phần mình thấy mọi người chỉ thường dùng điện thoại chỉ để lướt tiktok, facebook, thậm chí săn sale shopee...
Mình không đánh giá ai đúng ai sai nhưng sự thật là smartphone đã chiếm hầu hết sự tập trung của ta nếu ta không biết kiềm chế chúng.
Mình cũng như thế, đôi khi cũng rơi vào cái bẫy lướt facebook nhanh như chớp, lướt tới bài này chưa kịp đọc đã vội lướt qua để xem thứ khác. Tin tức cứ như thế đến dồn dập liên tục làm đầu óc trở nên căng thẳng và stress nặng. Chưa kể ai có thói quen suốt ngày chỉ hóng ba cái tin tiêu cực như tai nạn, chém giết... Thì sự bất an với thế giới thực càng lớn hơn nữa.
Những lúc như thế mình thường dừng bản thân lại và ngẫm nghĩ: chả lẽ suốt ngày cứ ngồi 1 chỗ lướt lướt như thế, hoặc cứ tranh thủ rảnh là lướt tiktok, facebook ư?
Mình đã làm gì đấu tranh chống lại điều đó?
Thay vì bỏ hẳn, mình cho phép bản thân mỗi khi rảnh rỗi chỉ lướt xấp xỉ dưới 10 video tiktok (dùng khoảng 10 phút là tối đa).
Facebook thì mình chỉ xem những bài viết hữu ích, những thông tin đem lại giá trị còn những tin ba xàm ba láp thì không bao giờ để tâm vào. Chủ yếu mình lên facebook để xây dựng trang cá nhân cho lớn mạnh, tạo ra những bài viết có giá trị cho cộng đồng.
Thời gian mình cầm điện thoại chủ yếu chỉ để viết bài cho website, hoặc xem những video phát triển tư duy trên youtube: kênh web 5 ngày, kênh phương pháp thành công của anh Tài, những video bí mật về thế giới xung quanh của kênh mr. X8 hoặc ms. Ruby...
6. Khi bị chỉ trích hoặc cảm thấy giận dữ, mình sẽ kìm chế và điều khiển cảm xúc (hay gọi cách khác là kiềm chế cái tôi của bản thân) không để cái tôi ảnh hưởng và chi phối mọi suy nghĩ.
Có thể bạn chưa biết chứ thật ra "cái tôi" hay còn gọi là "cảm xúc của bản thân" là thứ mạnh nhất kìm hãm bạn trên con đường đi đến thành công, "cái tôi" càng lớn bạn càng nghèo, bạn càng không có "cái tôi" bạn sẽ càng đạt được nhiều mục đích như mong đợi.
Để mình giải thích cặn kẽ và đưa ra vài ví dụ "cái tôi" là gì ha
"Cái tôi" hay "cảm xúc của bản thân" chính là những suy nghĩ tiêu cực nổi lên trong đầu bạn khi ai đó tác động đến bạn.
Ví dụ: nếu ai đó chê bạn xấu, thì sẽ có 1 tiếng nói trong đầu bạn nói rằng: "mịa, mày nghĩ mày là ai mà chê tao xấu". Chính là cảm xúc tiêu cực của bạn đang nổi lên. Người không có cái tôi sẽ thấy lời chê đó là bình thường. Thậm chí không để tâm đến ba cái lời nói đó, vì họ hiểu được là khen chê là điều hiển nhiên trong những cuộc giao tiếp.
Hoặc khi con bạn nó lỳ, nói mãi mà nó vẫn cầm điện thoại chơi game. Thường thì theo bản năng của 1 người có cái tôi lớn sẽ quát tháo, hoặc có thể cầm cây chổi đánh luôn đứa nhỏ. Đó là do bạn không thể làm chủ cảm xúc của bản thân. Bạn đang nổi nóng.
Hoặc ai đó kêu bạn dốt chẳng hạn. Mình cá là nếu bạn không chửi lại thì trong tâm bạn cũng sẽ chửi. Đó là lúc cái tôi bạn nổi lên.
Cái tôi là thứ lớn nhất ngăn bạn thành công
Làm sao bạn có thể làm giàu khi người khác chỉ mới châm chọc 1 vài câu mà bạn đã bắt đầu nổi máu.
Thử nhìn lại bác Phạm Nhật Vượng xem. Những lời khen chê tầm thường của bạn có ảnh hưởng đến lời bác ấy không.
Nếu ông Donald Trump dễ bị kích động bởi những lời nói xấu thì ông ấy không bao giờ làm tổng thống.
Cái tôi lớn làm bạn mãi mãi nghèo
Vì thay vì ra ngoài đời những điều bạn chưa biết thì nên đặt câu hỏi để biết câu trả lời, thì cái tôi ngăn bạn lại và nói rằng: thà tao nghèo còn hơn tao phải hỏi nó.
Bạn sợ rằng nếu hỏi người ta sẽ cho rằng bạn không hiểu biết...
Xem thêm: Cách làm chủ bản thân phần 1
Làm thế nào để loại bỏ cảm xúc tiêu cực hay cái tôi của bản thân?
Đơn giản lắm. Có 2 bước để thực hiện.
Bước 1: trong cuộc giao tiếp bạn nên để ý và xác nhận rằng cái tôi của mình đã và đang nổi lên. Khi bị nói xấu bạn sẽ thấy rõ nhất.
Bước 2: bạn sẽ có 2 lựa chọn: 1 là để cái tôi chi phối mọi hành động của bạn. 2 là không để nó ảnh hưởng đến hành động hay cảm xúc của bạn.
Xem video của anh Tài để hiểu rõ hơn về "cái tôi" của mỗi người.
7. Khi cảm thấy bế tắc mình sẽ đi tắm cho lưu thông suy nghĩ.
Cơ thể ngứa ngáy khó chịu, tiết ra nhiều mồ hôi chính là một trong những nguyên nhân khiến đầu óc toàn suy nghĩ tiêu cực, hoặc nghĩ mãi chẳng ra được ý tưởng gì hay ho... Thì bạn nghe mình đi tắm thử đi, đảm bảo suy nghĩ sẽ được thông suốt.
Hieu Nguyen