Giữ tâm yên tĩnh như mặt hồ |
Tầm quan trọng của việc giữ cái tâm luôn yên lặng
Mỗi người đều có 2 phần là hành động bên ngoài và cái tâm bên trong. Cái tâm bên trong sẽ điều khiển và chi phối mọi hoạt động của cơ thể (chi phối luôn cả não bộ). Vì sao việc giữ cái tâm bên trong yên lặng là rất quan trọng?
Bởi vì nếu để tâm lên xuống quá nhiều mà không điều khiển được sẽ khiến bạn mất kiểm sót. Khi gặp chuyện vui tâm bạn sẽ đi lên làm bạn vui theo, nhưng nếu gặp chuyện buồn bực, chuyện xảy ra ngoài ý muốn... Tâm bạn sẽ đi xuống, lúc này bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu, tức giận, thậm chí có người không thể điều khiển được năng lượng tiêu cực này dẫn đến làm việc điên rồ (thua cờ bạc nhiều - Nhảy cầu, bị người yêu bỏ - Tự vẫn...). Một vài ví dụ sau đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của việc giữ cái tâm yên lặng.
Khi cho thằng bạn mượn số tiền lớn, nhưng nó nhất quyết không trả. Thay vì nổi cáo, tức giận, muốn kiện nó, muốn trả thù nó. Nhưng Không! Mình chọn cách giữ tâm yên lặng, cho nó luôn số tiền đó và rời xa nó mãi mãi vì giá trị của nó chỉ đáng giá nhiêu đó. Mình cảm thấy nhẹ nhàng, vui vẻ.
Khi mình bị sỉ nhục, mạt sát rất nặng, thay vì gồng mình lên chửi lại cho đã, cho hả giận. Nhưng không! Mình chọn cách giữ tâm yên lặng, chửi cho đã đi, chửi 1 hồi mỏi miệng cũng im, hoặc là nín thinh đi chỗ khác, nghĩ về chuyện gì khác vui hơn.
Nếu mảy may đi đâu mà bị cướp chặn đường. Thay vì chống trả, mình chọn cách bình tĩnh, giữ tâm yên lặng. Mấy anh muốn lấy gì, nè lấy đi em đưa hết rồi tha mạng cho em. Vật chất mang theo chỉ là một phần nhỏ, mất có thể kiếm lại được chứ mạng sống chỉ có một và chỉ một mà thôi.
Thậm chí mình ví dụ trường hợp xấu nhất trong cuộc đời mỗi người. Bị người vợ/chồng đòi ly hôn. Thay vì bực tức, cảm thấy cuộc đời mình coi như chấm dứt, mình lao dốc không phanh. Nhưng không! Hãy nên chọn cách yên bình, lặng lẽ, giữ tâm yên lặng. Lý do vì sao anh/em đòi chia tay? Có thể người đó sẽ nói ra muôn vàn lý do. Rồi sau đó mình sẽ tôn trọng quyết định của đối phương và lặng lẽ đi tìm cuộc sống mới.
Trong những tình huống hằng ngày cũng vậy:
Khi được khen ngợi -> vui thôi, đừng vui quá.
Khi bị chê bai, trêu chọc -> thì cười nhẹ, bỏ qua.
Khi bị nhận xét, đánh giá -> nếu mình sai thì bỏ cái tôi xuống và sửa, nếu mình đúng thì bảo vệ bản thân mình bằng cách ngừng tiếp thu ý kiến.
Khi bị nói xấu sau lưng -> vui vẻ và nghĩ rằng người đó mãi mãi ở phía sau lưng ta mà thôi...
Hãy giữ tâm luôn yên lặng!
Hieu Nguyen